4 cách giúp người Nhật trang trí phòng khách vừa đẹp vừa tiết kiệm đến bất ngờ
Cập nhật: 11:00 14/02/2022
Ít đồ đạc, lựa chọn chất liệu thân thiện với môi trường, chú ý đến những chi tiết trang trí nhỏ nhất là những yếu tố làm nên sức hút đặc biệt cho bất kỳ không gian phòng khách nào của người Nhật.
Cả thế giới không chỉ ngưỡng mộ trước tinh thần làm việc cần cù, cách sống tử tế của người Nhật, mà còn trầm trồ thán phục họ bởi cách trang trí nhà cửa, không quá nhiều đồ đạc nhưng vẫn luôn tiện ích và đẹp tinh tế.
Trang trí phòng khách theo phong cách Nhật luôn mang đến vẻ đẹp đặc biệt. Sự đơn giản từ cách trang trí đến việc lựa chọn kiểu dáng nội thất. Nhưng sự đơn giản ấy lại luôn mang đến nét đẹp cân đối, hài hòa với tổng thể. Không những thế, mọi căn phòng bên trong nhà đều có những ô cửa sổ lớn để kết nối với thiên nhiên từ mọi góc độ.
Phòng khách Nhật đẹp tinh tế, gần gũi với tự nhiên.
Phòng khách theo phong cách Nhật thường chú trọng đến sự đơn giản, tiện nghi, tiện lợi và hiện đại. Đó là sự tổng hợp từ nhiều nguồn cảm hứng trang trí như phong cách Nhật truyền thống, phong cách nội thất hiện đại và phong cách tối giản. Người Nhật luôn cảm thấy dễ chịu khi sử dụng phòng khách bởi họ luôn ý thức sự gọn gàng, sạch sẽ, sự cân bằng, trật tự và chú trọng vẻ đẹp của tự nhiên.
1. Bảng màu
Phòng khách được xem là không gian quan trọng nhất trong ngôi nhà của người Nhật. Ở không gian này, người Nhật thường chọn màu sắc tự nhiên, những gam màu thân thiện có nguồn gốc từ thiên nhiên như gỗ, màu của mặt trời, của đất hay của những thảm cỏ xanh. Những gam màu được kết hợp một cách tinh tế, hài hòa để tạo vẻ đẹp nhẹ nhàng cho căn phòng.
Màu sắc của phòng khách Nhật vô cùng nhẹ nhàng.
Người Nhật cũng chú trọng thêm những yếu tố thiên nhiên, cây cối, bonsai vào nhà.
Ánh sáng tự nhiên cũng là một phần quan trọng. Họ thường chọn cửa sổ rộng mở hay lấy sáng từ giếng trời, từ trần nhà để không gian luôn thoáng đãng, gần gũi với tự nhiên.
2. Không chọn nhiều nội thất
Dễ nhận thấy một điều tuyệt vời trong cách trang trí phòng khách của người Nhật, đó là cách trang trí nội thất. Hầu hết nội thất theo phong cách Nhật thường thấp, đơn giản. Họ hạn chế tối đa việc sử dụng nội thất trong phòng và chú ý sử dụng nhiều nệm để mang lại sự thoải mái nghi ngồi trò chuyện hay làm việc tại phòng khách.
Người Nhật luôn chú trọng văn hóa thưởng trà. Họ thường chọn lựa cho căn phòng một chiếc bàn chân thấp xinh xắn, xung quanh được trải nệm hoặc chiếu tatami truyền thống.
3. Ưu ái đặc biệt cho đồ trang trí bằng gỗ và tre
Chất liệu gỗ và tre luôn được ưu ái sử dụng trong phòng khách của người Nhật. Tre được sử dụng phổ biến trong cách ngôi nhà của Á Đông, trong đó có Nhật Bản. Tre mang vẻ đẹp giản dị, bình yên, mát mẻ và trong lành đến cho không gian phòng khách.
Đồ gỗ được ưu ái sử dụng.
Mành rèm tre được sử dụng phổ biến trong phòng khách Nhật.
4. Thiết kế cửa trượt
Người Nhật luôn mong muốn tạo một không gian rộng rãi, gọn gàng nhất có thể. Vì vậy, ở bất kỳ không gian nào, không chỉ riêng phòng khách được thiết kế ưu ái cho cửa trượt. Cửa trượt vừa giúp không gian mở rộng tối đa về diện tích vừa giúp căn phòng gọn thoáng, ngay ngắn hơn.
Cửa trượt là giải pháp tối ưu hóa không gian.
Ngăn chia các phòng hiệu quả.
Nguồn: Sưu tầm
Ý kiến bạn đọc (0)
Tin mới hơn
- 'Hô biến' phòng khách thành chốn bình yên nhờ những gam màu pastel dịu ngọt (20/10/2023)
- Những kiểu phòng khách ‘vạn người mê’ không thể bỏ lỡ (10/01/2023)
- Ý tưởng trang trí phòng khách chào đón mùa thu đông đã về (22/12/2022)
- Bạn có thể học được rất nhiều từ 10 phòng khách có thiết kế hoàn hảo này (15/12/2022)
- 15 mẫu phòng khách có cầu thang đẹp, được ưa chuộng năm 2022 (09/12/2022)
Tin cũ hơn
- 6 mẹo đơn giản giúp "ăn gian" diện tích phòng khách bất ngờ (30/12/2021)
- 6 thiết kế phòng khách trang nhã, tinh tế lấy cảm hứng từ phong cách Nhật (15/11/2021)
- 17 mẹo thiết kế đơn giản nhưng "hô biến" phòng khách nhỏ trông rộng rãi bất ngờ (16/12/2020)
- Phòng khách dù nhỏ vẫn đẹp hoàn hảo nhờ 3 kinh nghiệm lựa chọn ghế sofa dưới đây (12/08/2020)
- 10 căn phòng khách có cách bài trí khiến người khác phải học tập (07/04/2020)
Phòng ngủ
Phòng bếp
Phòng tắm